Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Thành Kim Đạo Sinh Nhập Tiên
triện hương 篆香
dt. “hương có nhiều loại, không loại nào giống loại nào. Loại thường dùng là chứ hương, triện hương và tuyến hương (…) triện hương là nấu sắt thành khuôn, chạm khắc nét chữ triện, nén mạt hương theo nét chữ, đốt lửa ở nét đầu của chữ triện, khiến cho hương cứ theo nét chữ mà cháy. Điều này lược thấy trong sách Thành Kim Đạo Sinh Nhập Tiên của họ Thạch. Sách Đối Liên Tập của Trung Quốc có câu: hương yên triện, xuất bình an tự (khói hương theo hình chữ triện “bình an” của bánh hương mà bốc lên) thì ý của câu này cũng như vậy. Có người giải thích khói hương bay lên thành hình chữ triện là nhầm. Vế dưới của câu đối là: đăng diệm trang thành phú quí hoa (lửa đèn tô điểm thành hoa phú quí). Bởi hoa mẫu đơn là hoa phú quí. Hoa mẫu đơn còn gọi là song đầu, trùng đài, ngọc lâu, vì nhuỵ hoa vươn lên tầng tầng lớp lớp. Phàm trong nhà có hoa đèn phun châu tầng tầng lớp lớp tất có điềm lành lớn. Tác giả lấy đó kết thành câu đối, cấu tứ rất khéo mà sự thực về hương nhân đó có thể xét được vậy” [Phạm Đình Hổ - quần thư tham khảo: 34-35; chuyển dẫn TK Anh 1995: 52], sau này triện hương được dùng như bàn hương 盤香 (vòng hương), nén hương vòng. Lý Thanh Chiếu đời Tống trong bài từ mãn đình phương có câu: “Nén hương thắp hết, bóng nhật dưới rèm câu.” (篆香燒盡,日影下簾鈎 triện hương thiêu tận, nhật ảnh hạ liêm câu). Song có hoa mai, đìa có nguyệt, án còn phiến sách, triện còn hương. (Tự thán 82.4)‖ (Tức sự 125.2)‖ (Hoa mẫu đơn 233.4)‖ thi nhân khi ấy chi làm bạn, một triện trầm hương một chén chè (HĐQA- lại vịnh cảnh hè).